Phát huy tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế Thủ đô

Trong quý III và 9 tháng năm 2024, kinh tế Hà Nội tiếp tục duy trì tăng trưởng, phục hồi rõ nét. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố ước tính tăng 6,12% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 5,99%). Trong đó, hầu hết các ngành đều tăng cao hơn cùng kỳ.

9 tháng năm 2024, GRDP của Hà Nội tăng 6,12%

9 tháng năm 2024, GRDP của Hà Nội tăng 6,12%. Ảnh minh họa

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,12%

Báo cáo tại hội nghị giao ban công tác khối kinh tế 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024, vừa tổ chức mới đây, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đinh Quốc Hùng cho biết,

Trong quý III và 9 tháng năm 2024, kinh tế Hà Nội tiếp tục duy trì tăng trưởng, phục hồi rõ nét. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố ước tính tăng 6,12% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 5,99%). Trong đó, hầu hết các ngành đều tăng cao hơn cùng kỳ.

Nổi bật là thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 376.430 tỷ đồng, bằng 92,1% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,54 tỷ USD. Du lịch phục hồi mạnh, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 21,12 triệu lượt, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Thành phố đã tập trung khắc phục sản xuất nông nghiệp sau bão, nên mặc dù chịu hậu quả rất lớn song sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trưởng. Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Toàn thành phố có 2.924 sản phẩm OCOP; 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới; 382/382 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 188 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 76 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu...

Hội nghị giao ban công tác khối kinh tế 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024

Hội nghị giao ban công tác khối kinh tế 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024

Thành phố đã khởi công 28/43 cụm công nghiệp (thêm 8 cụm trong 9 tháng năm 2024). Đã có 3 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư (gồm khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, và 2 khu công nghiệp Đông Anh, Phụng Hiệp). Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập.

Tại hội nghị, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Nguyễn Kiều Oanh cho biết, ngành Công thương tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành chế biến, chế tạo theo hướng công nghiệp xanh, tuần hoàn, phát thải carbon thấp và phát triển mạnh các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp, chuyển sang các sản phẩm theo hướng sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam.

"Thành phố ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có giá trị gia tăng cao, vốn đầu tư lớn; phát triển nhanh một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp ưu tiên, có thế mạnh của thành phố và lan tỏa cho cả vùng Đồng bằng sông Hồng", bà Nguyễn Kiều Oanh nêu.

Về thương mại, ngành Công thương và Nông nghiệp cam kết cung ứng đủ hàng hóa, tăng cường kết nối, kích cầu tiêu dùng; đồng thời, phát triển các loại hình dịch vụ thương mại có giá trị gia tăng cao, thương mại điện tử.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, thành phố tiếp tục chuyển đổi các diện tích sản xuất lúa khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; tập trung chỉ đạo chăn nuôi theo hướng sản xuất con giống, cơ cấu lại đàn vật nuôi, phát triển con giống chất lượng cao trên cơ sở lưu giữ và bảo tồn các giống bản địa. Ngoài ra, thành phố tiếp tục phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, phù hợp với từng vùng và định hướng phát triển của thành phố...

Ngành Nông nghiệp cũng chú trọng những sản phẩm cây trồng, dịch vụ, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với nhu cầu và phục vụ phát triển đô thị, phù hợp với tính chất, đặc điểm khu vực đô thị, khu vực ven đô; phát triển các mô hình trang trại nông nghiệp trong đô thị.

Thành phố tiếp tục chuyển đổi các diện tích sản xuất lúa khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; tập trung chỉ đạo chăn nuôi theo hướng sản xuất con giống, cơ cấu lại đàn vật nuôi, phát triển con giống chất lượng cao trên cơ sở lưu giữ và bảo tồn các giống bản địa. Ngoài ra, thành phố tiếp tục phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, phù hợp với từng vùng và định hướng phát triển của thành phố...

Ngành Nông nghiệp cũng chú trọng những sản phẩm cây trồng, dịch vụ, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với nhu cầu và phục vụ phát triển đô thị, phù hợp với tính chất, đặc điểm khu vực đô thị, khu vực ven đô; phát triển các mô hình trang trại nông nghiệp trong đô thị.

Phát triển mạnh mẽ lĩnh vực công nghiệp theo hướng xanh, sạch, đẹp

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, định hướng phát triển Thủ đô đến 2045, thành phố Hà Nội phấn đấu thu nhập bình quân đạt 36.000 USD/người. Vì vậy, phát triển kinh tế phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.

Từ nay đến năm 2030 và năm 2045, thành phố phải tập trung thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư; tăng tốc lấp đầy các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ sinh học, các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề…

Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, Hà Nội đã, đang phát triển mạnh hệ thống thương mại hiện đại; đồng thời đẩy mạnh phát triển hệ thống chợ đầu mối, tập trung các sản phẩm nông sản để đẩy mạnh xuất khẩu; dành diện tích xây dựng trung tâm outlet, nhằm thu hút du khách tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí, phát triển du lịch. TP quyết tâm xây dựng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đồng bộ, khang trang, sạch đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của Nhân dân.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu đặt trọng tâm vào xây dựng Nông thôn mới, phát triển nông nghiệp của Thủ đô. TP tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng; mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh gắn với thương hiệu của Thủ đô, kết hợp với du lịch. Đồng thời, TP phát triển nông nghiệp đa lĩnh vực, đa mục tiêu và mang lại giá trị cao nhất.

Về lĩnh vực du lịch, Sở Du lịch tiếp tục hình thành các tour, tuyến, sản phẩm du lịch liên kết, đồng bộ; tập trung thu hút du khách quốc tế…

“Đối với nhiệm vụ phát triển giao thông đô thị, thành phố đang đẩy mạnh chuyển đổi xanh, trước năm 2035 chuyển đổi toàn bộ sang xe buýt điện. TP xây dựng thương hiệu các hãng xe buýt đáp ứng các tiêu chí xanh, sạch, phục vụ người dân và du khách”, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Cùng với việc thực hiện hoạt động đối ngoại kinh tế thiết thực, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô, thành phố đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại gắn với các địa phương, gắn sản xuất với du lịch để thu hút du khách, phát triển kinh tế làng nghề, phát triển các hoạt động mang tầm quốc tế.

 

 
Link bài gốc Copy link
 
Lượt xem: 2
Tác giả: Lam Dương
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật