Long An: Nhận diện, khơi thông “điểm nghẽn” nguồn nhân lực

Trong bước tiến vượt bậc của cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực có chất lượng cao trở thành trụ cột vô cùng quan trọng và không thể thiếu cho sự phát triển. Do đó, tỉnh Long An đã và đang chủ động đưa ra nhiều biện pháp linh hoạt nhằm nâng cao sự chất lượng của nguồn nhân lực.

Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực

Xác định được tầm quan trọng đó, một trong ba chương trình đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An nhiệm kỳ 2020-2025 là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 15/4/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An về thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và nông nghiệp tỉnh, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)

1. Đào tạo nghề là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đào tạo nghề là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

tỉnh Long An đã triển khai thực hiện mục tiêu cụ thể về nguồn lao động gắn với phát triển công nghiệp và nông nghiệp.

Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT đề ra nhiệm vụ, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục năm 2023 như tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ thị, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An.

Theo đó, ngành giáo dục triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 25/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh và đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

2. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực

Sở GD&ĐT tỉnh Long An đã phối hợp với các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức đào tạo đại học hệ vừa làm, vừa học hoặc đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học. Với những nỗ lực trên, đến nay, lao động qua đào tạo của tỉnh đạt trên 73,94%, trong đó, lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32,43%.

Đào tạo nghề đáp ứng theo nhu cầu thị trường là chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo tỉnh Long An đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động “bắt tay” trên 200 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để triển khai đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

Nhận thức về giáo dục ngày càng cao

Trao đổi với báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Long An cho biết, trong những năm gần đây, những thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đã tác động đến đời sống kinh tế hộ gia đình, mức sống của Nhân dân dần được cải thiện, nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về giáo dục ngày càng nâng cao, có điều kiện đầu tư vào việc học của con em nhiều hơn.

Ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Long An

Ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Long An

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Long An chia sẻ: “Tuy nhiên, sự tác động mạnh mẽ của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó khu vực công nghiệp và dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu dân cư và di cư, nhập cư. Số lượng trường mầm non và phổ thông tại các xã có khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho học sinh đến trường. Vì thế, việc xây dựng, mở rộng trường, lớp mầm non và phổ thông tại các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt là rất cần thiết.”

Công tác quy hoạch mạng lưới giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu là tập trung phát triển giáo dục công lập, hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập phát triển còn chậm và chủ yếu ở cấp mầm non. Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra phổ biến tại hầu hết các địa phương, các trường; việc tuyển dụng mới gặp nhiều khó khăn, do thiếu nguồn tuyển dụng.

Thời gian tới, Long An sẽ tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Cụ thể, tỉnh sẽ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường mầm non, phổ thông trong tỉnh theo qui mô chuẩn quốc gia và hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Long An sẽ tiếp tục phối hợp với nhiều trường Đại học để nâng cao trình độ chuẩn đối với giáo viên; bồi dưỡng nâng cao năng lực giao tiếp, giảng dạy bằng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường chuyên, trường phát triển theo định hướng chất lượng cao trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Long An nỗ lực nâng cao trình độ chuẩn đối với giáo viên.

Long An nỗ lực nâng cao trình độ chuẩn đối với giáo viên.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ mở rộng quan hệ hợp tác, học tập kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố trong nước, các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XI), ngành giáo dục tỉnh Long An đã nỗ lực khắc phục những khó khăn và phấn đấu đạt nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là phương pháp dạy và học đã có sự đổi mới căn bản, toàn diện; đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy.

Tinh thần tự học, tự rèn luyện của học sinh được nâng lên, nhiều thế hệ học sinh phấn đấu mang về cho tỉnh nhà những thành tích đầy tự hào thông qua các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, các cuộc thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật; cùng với đó là hàng ngàn tấm gương vượt khó vươn lên học giỏi, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương Long An.

Quy mô, mạng lưới trường lớp được lãnh đạo tỉnh quan tâm củng cố, đầu tư, nâng cấp theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa; Công tác xã hội hóa và thu hút các nguồn lực phát triển hệ thống giáo dục tại các khu, cụm công nghiệp, xây dựng các trường phổ thông chất lượng cao đạt kết quả bước đầu, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.

Lượt xem: 6
Tác giả: Hoàng Lân
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật