Kỹ năng biên tập và rút tít thời “báo chí số”

Những khó khăn, vướng mắc trong công tác biên tập báo chí trong thời đại kỷ nguyên số được các học viên trao đổi, chia sẻ trong khóa học “Kỹ năng biên tập và rút tít” mới được Hội Nhà báo tổ chức.

Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ mới tổ chức lớp học “Kỹ năng biên tập và rút tít”. Khóa học được tổ chức trong 2 ngày 13/4 và 14/4.

Kỹ năng biên tập và rút tít thời “báo chí số”
Giảng viên, Nhà báo Phạm Thanh Hương cùng các học viên trao đổi, chia sẻ với nhau về công tác biên tập báo chí trong thời đại kỷ nguyên số

Tại khóa học, Giảng viên, Nhà báo Phạm Thanh Hương - Trợ lý trưởng ban, Ban Biên tập Tin kinh tế (Thông tấn xã Việt Nam) cùng các học viên sẽ hệ thống, trao đổi, chia sẻ các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm biên tập tin bài (bao gồm cả báo in và điện tử); Kỹ năng, kinh nghiệm rút tít cho các thể loại báo chí cơ bản. Các học viên cùng trao đổi, thảo luận, thực hành để hoàn thiện thêm kiên thức, kinh nghiệm và phương pháp biên tập, rút tít.

Tại buổi khai giảng, các học viên đã cùng nhau làm quen, giới thiệu về mô hình biên tập tại cơ quan báo chí mình đang công tác, cùng nhau chia sẻ những khó khăn của các nhân khi thực hiện nhiệm vụ biên tập, rút tít các tác phẩm báo chí và mong muốn đối với khóa học.

Kỹ năng biên tập và rút tít thời “báo chí số”
Nhà báo Nông Hoài Châu, thư ký tòa soạn báo Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ về công tác biên tập tại Báo Tuổi trẻ Thủ đô

Cũng trong buổi học đầu tiên, giảng viên Nguyễn Thanh Hương đã giới thiệu các lý thuyết cơ bản về công tác biên tập, công tác biên tập tại các tòa soạn hiện nay, yêu cầu đối với công tác biên tập và quy trình biên tập.

Trước những thách thức và yêu cầu mới trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, thường xuyên cập nhật các kiến thức, kỹ năng và xu hướng báo chí hiện đại.

Kỹ năng biên tập và rút tít thời “báo chí số”

Năm 2022, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đã tổ chức được 126 lớp cho gần 4.000 lượt hội viên nhà báo ở cả 3 miền, có cả các địa phương ở xa trung tâm như: Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Cà Mau…

Các khóa học do Trung tâm tổ chức vẫn chủ yếu tập trung vào 3 mảng chính, gồm: kỹ năng cho các loại hình báo chí; chuyên đề, chuyên sâu và hội thảo. Trong đó tổ chức các lớp học có chủ đề mới để bắt kịp với sự thay đổi của báo chí thế giới như chuyển đổi số, báo chí dữ liệu, sản xuất long-form cho báo điện tử, tòa soạn hội tụ, ngăn chặn tin tức giả, SEO cho báo điện tử…

Kỹ năng biên tập và rút tít thời “báo chí số”

Bên cạnh đó, chú trọng vào việc bồi dưỡng kỹ năng cho các nhà báo về mảng tiếp cận và khai thác thông tin trong thời đại kỹ thuật số, hợp tác khu vực, Xây dựng Đảng…

Nhìn chung nội dung các lớp học đền dựa trên việc nắm bắt nhu cầu của nhiều cơ quan báo chí là muốn cập nhật thông tin liên tục, gắn với chuyển đổi số trong báo chí.

Lượt xem: 17
Nguồn:tuoitrethudo.com.vn Sao chép liên kết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật