Điểm mặt những ngành học “sang, xịn, mịn” ở đầu vào nhưng gặp khó đầu ra

Những năm trở lại đây, các em học sinh phải “cân não” lựa chọn giữa hàng loạt ngành học. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp của một số ngành đang thu hẹp, sỹ tử cần cân nhắc kỹ trước khi “dấn thân”.

Nếu trước đây, việc lựa chọn ngành học chỉ cần đáp ứng tiêu chí phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân thì giờ đây, lựa chọn này đòi hỏi các em học sinh bắt kịp xu hướng. Nhìn vào thực tế, có những ngành nghề dù điểm đầu vào “cao ngất” vẫn không tránh được tình trạng thất nghiệp.

Ngành quản trị kinh doanh

Đây là một lựa chọn được nhiều sĩ tử ưu ái chọn lựa. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, Quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao về số lượng hồ sơ đăng ký. Con số 10% lượng hồ sơ đăng ký mỗi mùa tuyển sinh đồng nghĩa với mỗi năm có 10.000 cử nhân ra trường vì với nhiều trường lớn có chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm hơn ngàn sinh viên.

Sở hữu 1 công việc sau khi tốt nghiệp các ngành học về kinh tế được đánh giá là khá khó khăn
Sở hữu 1 công việc sau khi tốt nghiệp các ngành học về kinh tế được đánh giá là khá khó khăn (Ảnh minh hoạ)

Trong bối cảnh “cung vượt cầu”, số lượng người học vượt số lượng công việc đúng ngành học, sinh viên dễ rơi vào cảnh làm trái ngành nghề được đào tạo, thậm chí có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Khi đã bị từ chối, sinh viên sẽ gặp khó trong việc tìm định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Ngành kế toán, kiểm toán

Được đánh giá là công việc có mức lương cao sau khi ra trường, ngành kế toán – kiểm toán đã lôi cuốn được nhiều người học đăng ký. Chính vì thế, điểm trúng tuyển của ngành này luôn đứng top trong các ngành học. Thế nhưng, trong thời điểm hiện tại, đây là một trong những ngành đã và đang dư thừa lao động.

Trong giai đoạn “bão hòa”, trên cả nước vẫn có tới gần 200 trường Đại học, Cao đẳng đang đào tạo ngành nghề này. Cánh cửa việc làm hẹp lại sẽ làm khó cho các cử nhân tốt nghiệp ngành này trong thời gian tới.

Chuyên ngành Tâm lý học

Ngành tâm lý học cần một mảnh đất màu mỡ hơn để các bạn sinh viên tiếp cận nhiều hơn cơ hội việc làm
Ngành tâm lý học cần một mảnh đất màu mỡ hơn để các bạn sinh viên tiếp cận nhiều hơn cơ hội việc làm

Là một ngành học “hot” thế nhưng, Tâm lý học cũng nằm trong danh sách những ngành học “mập mờ” trong cơ hội tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Thực tế, ở Việt Nam, việc tìm kiếm các chuyên gia tâm lý để nghe tư vấn, giải tỏa stress, trầm cảm,… còn chưa phổ biến.

Tâm lý học tuy nắm giữ một vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa tìm được chỗ đứng trong thị trường việc làm hiện nay. Nhiều cử nhân Tâm lý học đã đành cất tấm bằng Đại học để tìm kiếm một công việc phù hợp hơn.

Ngành biên tập xuất bản

Nhiều bạn trẻ có đam mê với đọc sách cùng niềm yêu thích viết lách đã nhắm tới ngành biên tập xuất bản. Những sinh viên theo ngành học này đòi hỏi vừa đảm bảo kỹ năng chuyên môn, vừa phải cẩn thận, chú trọng từng chi tiết.

Trên thực tế, biên tập xuất bản chưa quá nổi bật, song, số cử nhân ngành này đang vượt quá so với nhu cầu tuyển dụng. Khó khăn trong việc theo đuổi nghề nghiệp theo đúng ngành học, những sinh viên tốt nghiệp ngành này còn phải cạnh tranh với sinh viên trái ngành như ngôn ngữ, lịch sử,…

Ngành sân khấu điện ảnh

Đối với ngành sân khấu điện ảnh, ngoài chuyên môn, các bạn sinh viên cần có thêm một chút may mắn để có cho mình một vị trí
Đối với ngành sân khấu điện ảnh, ngoài chuyên môn, các bạn sinh viên cần có thêm một chút may mắn để có cho mình một vị trí

Để ghi danh vào các trường đào tạo ngành sân khấu điện ảnh, các em phải trải qua nhiều vòng tuyển chọn. Thế nhưng, không phải tất cả sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể trở thành những diễn viên nổi tiếng hay xuất hiện trên các sân khấu lớn.

Tồn tại trong nghề là vô cùng khó, đôi khi bên cạnh ngoại hình, khả năng diễn xuất, các bạn trẻ còn cần thêm duyên với nghề, thêm cả một chút may mắn. Nhiều người đã phải gác lại đam mê, lựa chọn một hướng đi khác để có thể tồn tại.

Khi lựa chọn ngành, nghề học, bạn trẻ cần xác định rõ tính chất, nhu cầu của ngành, nghề mình theo đuổi. Chỉ có như vậy, khi tốt nghiệp, các bạn trẻ mới có thể không rơi vào nỗi lo thất nghiệp.

Lượt xem: 7
Tác giả: Đình Trung
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật