9 tháng, xuất khẩu dệt may đạt 35 tỷ USD, dự báo thị trường cuối năm sẽ trầm lắng

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, nửa đầu năm 2022 xuất khẩu dệt may tăng trưởng tương đối tốt. Bước vào quý III/2022 thị trường bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm đơn hàng. Tuy vậy, sau 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu ngành vẫn đạt con số ấn tượng với khoảng 35 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để đạt con số nói trên, các doanh nghiệp dệt may đã rất nỗ lực và thích ứng rất nhanh với những thách thức của thị trường. Theo đó, xuất khẩu không chỉ phụ thuộc vào 5 thị trường truyền thống như trước đây là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, mà bắt đầu là chuyển dịch sang Nga và một số nước khác.

-2485-1664722949.jpg

Các chuyên gia cho rằng, nếu trong 8 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng xuất khẩu được 3,7 đến 3,8 tỷ USD bình quân thì dự kiến 4 tháng cuối năm chỉ xuất được 3,1 đến 3,2 tỷ USD.

Thêm vào đó, trong cái bối cảnh những đơn hàng truyền thống như đồ Jean, đồ kaki các loại hoặc đồ thun đều bị thiếu đơn hàng, thậm chí có những doanh nghiệp thiếu trên 35%. Nhưng rất nhanh, các doanh nghiệp này bắt đầu chuyển dịch từ hàng dệt kim sang hàng dệt thoi một cách rất nhanh chóng.

Trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Bởi vậy, 6 tháng đầu năm, dệt may Việt Nam tận dụng được cơ hội này rất lớn, đơn hàng dồi dào, kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao.

Đây là phản ứng tích cực từ chính sách, trong đó có việc vừa mở cửa, vừa có chính sách hỗ trợ để người lao động quay trở lại doanh nghiệp nhanh nhất, phục hồi thị trường lao động cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, đối với thị trường EU, nếu như trước đây dệt may Việt Nam chỉ tập trung vào một số nước lớn như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, thì nay đã xuất khẩu vào 26/ 27 quốc gia ở EU. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển dịch tầm nhìn, mô hình hoạt động sang các nước như Châu Phi, Mexico…

Các chuyên gia cho rằng, nếu trong 8 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng xuất khẩu được 3,7 đến 3,8 tỷ USD bình quân thì dự kiến 4 tháng cuối năm chỉ xuất được 3,1 đến 3,2 tỷ USD.

Đồng thời do kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất ổn định, đồng tiền Việt Nam có giá trị cao, cho nên so tương quan xuất khẩu với các nước như Ấn Độ giảm 8% Trung Quốc 9% đồng nội tệ so với USD thì các ngành xuất khẩu Việt Nam lại mất lợi thế về giá trong điều kiện cầu thế giới chuyển thấp đột ngột.

Trên cơ sở theo dõi diễn biến thị trường và dự báo của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước dự báo, 4 tháng cuối năm 2022 và xu hướng năm 2023 thị trường khá trầm lắng.

Q.A

Lượt xem: 25
Tin liên quan