Thiếu năng lượng và lạm phát tái bùng phát: Đe doạ đà phục hồi kinh tế
Lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm 2022, hoạt động nhà máy ở Mỹ bất ngờ mở rộng trong tháng 3, do sản xuất phục hồi mạnh và nhu cầu trong nước tăng cao; trong khi đó chi phí đầu vào cũng tăng cao.
Theo Bloomberg, Viện Quản lý Cung ứng đã thông báo chỉ số sản xuất ứng đã tăng 2,5 điểm lên 50,3 vào tháng trước. Mặc dù chỉ vượt quá mức 50 để phân biệt sự mở rộng và thu hẹp, nhưng nó đã tạm dừng hoạt động thu hẹp trong 16 tháng liên tiếp.
Sản xuất tăng mạnh cao nhất kể từ tháng 6 năm 2022, ở mức 54,6; tăng 6,2 điểm. Đây cũng là lần tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ giữa năm 2020.
Trong tháng 3, các đơn đặt hàng mới cũng bắt đầu tăng trở lại và số nhân công làm việc tại nhà máy cũng trong đà giảm chậm hơn so với tháng 2.
Theo ông Timothy Fiore, chủ tịch Uỷ ban Khảo sát Kinh doanh Sản xuất ISM cho biết “Nhu cầu của thị trường vẫn đang ở giai đoạn đầu phục hồi, nhưng đã có nhiều dấu hiệu rõ ràng về tình trạng cải thiện. Các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng trở lại và thực hiện sản xuất tăng cao hơn so với tháng 1 và tháng 2.”
Ban điều hành của ban Quản lý mua hàng và cung ứng quốc gia gần đây đã bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của ngành sản xuất. Các đơn đặt hàng bắt đầu tăng vững chắc hơn, cho thấy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh được phục hồi. Đồng thời cho thấy các công ty đã có những bước tiến trong việc đạt được mức tồn kho phù hợp với doanh số bán hàng.
Tuy nhiên lạm phát dai dẳng vẫn kìm hãm đà hội phục của sản xuất. Không chỉ ở Mỹ, tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đã chứng kiến sự mở rộng lần đầu tiên sau 6 tháng. Sự phát triển này thúc đẩy nhu cầu dầu ở nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Việc cầu tăng cao ảnh hưởng mạnh mẽ lên giá năng lượng. Đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung dầu đang bị ảnh hưởng.
Diễn biến cho thấy, giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng nhờ tin tức kinh tế tích cực từ Mỹ và Trung Quốc, dầu thô Brent ở mức 87,73 USD/thùng
Giá dầu thô tăng 1%, đạt mức cao nhất trong 5 tháng. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi những dự đoán về nhu cầu dầu ngày càng tăng, được thúc đẩy bởi những cập nhật kinh tế lạc quan từ cả Mỹ và Trung Quốc.
Ngoài ra, nguồn cung toàn cầu phải đối mặt với những hạn chế do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã đánh sập nhiều nhà máy lọc dầu của Nga, dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu nhiên liệu của Nga. Khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày. Bên cạnh đó, khả năng xử lý dầu thô của Nga đã không hoạt động do các cuộc đình công này.
Giá năng lượng tăng cao gây áp lực với nền kinh tế trong nước Tại Họp báo Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá của Tổng cục Thống kê, đã nói việc giá năng lượng tiếp tục tăng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chỉ số lạm phát trong nước. Dự báo cho thấy giá xăng dầu thế giới tăng sẽ tiếp tục tác động tới giá xăng dầu trong nước. Giá xăng dầu trong nước tăng 10%, tác động CPI 0,36 điểm phần trăm. Áp lực về giá năng lượng, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá điện, mặt hàng được sử dụng nhiều, quan trọng trong đời sống và sản xuất, kinh doanh. Nếu chỉ số giá điện tăng 10% làm CPI tăng 0,33 điểm phần trăm. Trong năm nay EVN có thể tiếp tục tăng giá điện để đảm bảo biến động tăng chi phí đầu vào sản xuất điện, là việc EVN tăng giá điện được coi là không thể tránh khỏi trong thời gian này. |