Kinh tế Quảng Nam tiếp tục trên đà phục hồi tích cực

Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Quảng Nam tiếp tục phục hồi tích cực so với năm 2023 và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực.

Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) (Ảnh: Văn Toàn)
Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII nhiệm kỳ 2020 - 2025 (Ảnh: Văn Toàn)

Theo báo cáo tại Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) vừa diễn ra, kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của tỉnh tiếp tục phục hồi tích cực.

Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 15,7% so với cùng kỳ. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 55,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9%.

Tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch từ đầu năm đến nay của tỉnh ước đạt 6,4 triệu lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Nông nghiệp phát triển toàn diện trên cả 3 lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Liên quan đến công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, Tỉnh ủy đang quyết liệt chỉ đạo để từng bước tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia… tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đô thị cổ Hội An vẫn luôn được đánh giá cao bởi cộng đồng du lịch quốc tế (Ảnh: ĐM)

Đô thị cổ Hội An vẫn luôn được đánh giá cao bởi cộng đồng du lịch quốc tế (Ảnh: ĐM)

Báo cáo tại hội nghị cho biết, thu hút đầu tư của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong 9 tháng đầu năm. Trong đó, cấp mới 25 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 4,8 nghìn tỷ đồng và 9 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 128,14 triệu USD.

Trong cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam cũng đã có những bước tiến bộ rõ nét, hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, từng bước thích ứng, hội nhập xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát được tập trung chỉ đạo thực hiện, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.

Tuy nhiên, thu ngân sách 9 tháng đầu năm của tỉnh mới đạt 63% dự toán. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khó khăn phải cắt, giảm quy mô sản xuất, ngừng hoạt động.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt thấp, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 38,8%; kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài đạt 48,3%. Việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn chưa đạt yêu cầu.

Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, giải phóng mặt bằng, quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản, xây dựng nông thôn mới... còn nhiều hạn chế, bất cập.

Khó khăn về nguồn nguyên liệu cung ứng cũng đã ảnh hưởng đến các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhưng chưa được giải quyết triệt để.

phát triển trên hầu hết các lĩnh vực.

Kinh tế Quảng Nam 9 tháng đầu năm phát triển trên hầu hết các lĩnh vực (Ảnh TH)

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, trong những tháng cuối năm 2024 Tỉnh ủy sẽ quyết liệt hơn nữa trong công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống văn phòng đăng ký đất đai, Chương trình Mục tiêu quốc gia…

Đồng thời, đẩy mạnh khai thác nguồn thu, nhất là thu tiền sử dụng đất, chống thất thu, đánh giá khả năng thu ngân sách của tỉnh để chủ động điều hành chi. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

 

 
Link bài gốc Copy link
 
Lượt xem: 7
Tác giả: N.Dương
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật