Chưa cuối tháng đã rỗng ví, đây có thể là 4 lý do bạn đang mắc phải

Bạn có đang gặp phải tình trạng chưa đến cuối tháng nhưng đã hết tiền chi tiêu không? Có thể bạn đang mắc phải 4 sai lầm sau đây. Hãy cùng tìm hiểu để có phương pháp cải thiện hiệu quả. Bài viết cũng đồng thời cung cấp cho bạn phương thức trả tiền sau để linh hoạt chi tiêu một cách hiệu quả. Hãy cùng xem ngay!

1. Danh mục chi tiêu không cụ thể

Việc không có danh mục chi tiêu cụ thể dễ khiến bạn tiêu xài vượt mức cần thiết. Chắc hẳn bạn đã một lần nghe qua các phương pháp quản lý chi tiêu như 50/30/20, phương pháp bì thư hay 6 chiếc lọ. Đây là những phương pháp cung cấp những hạng mục chi tiêu cần thiết và giúp bạn phân chia thu nhập sao cho hợp lý. Như vậy tiền của bạn không chỉ được sử dụng hiệu quả mà còn tránh tình trạng bị thiếu hụt vì đã có kế hoạch chi tiêu rõ ràng mỗi đầu tháng.

Bạn cũng nên lưu ý, các phương pháp quản lý chi tiêu kể trên vẫn cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu. Chẳng hạn bạn đang áp dụng quy tắc 50/30/20 và nhận thấy có những hạng mục phát sinh bất chợt ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu khá nhiều. Chẳng hạn mừng cưới bạn bè, xe hư, đồ đạc hỏng cần sửa chữa,... Bạn hoàn toàn có thể giảm bớt hạng mục chi tiêu cho mong muốn cá nhân từ 30% xuống còn 20% và dành 10% thu nhập cho các trường hợp phát sinh, tránh ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm hay chi phí thiết yếu.

Trong những trường hợp cần mua sản phẩm cần thiết giá trị cao, nhiều bạn đã chọn các phương thức thanh toán linh hoạt như mua trước trả tiền sau. Như vậy chi phí mua sản phẩm sẽ được trả sau khi đến kỳ lương hoặc chia nhỏ để trả dần theo từng tháng. Một trong những ứng dụng mua trước trả tiền sau đang được nhiều bạn trẻ thủ sẵn để linh hoạt chi tiêu tiêu có thể kể đến là Kredivo Việt Nam. Khi sở hữu tài khoản Kredivo, bạn có thể thanh toán trả tiền sau đến 12 tháng tại hơn 200 đơn vị như FPT Shop, CellphoneS, Di Động Việt, Sendo, MediaMart, Biti’s, MIA, MARC, Mytour,... và nhiều đơn vị đa dạng ngành hàng khác.

Các bước đăng ký tài khoản Kredivo mua trước trả tiền sau

2. Không theo dõi các khoản chi tiêu

Đây chính là sai lầm mà nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm trong quản lý chi tiêu thường gặp phải. Không theo dõi các khoản chi tiêu sẽ khiến bạn dễ chi vượt mức đã ấn định, khiến thiếu hụt chi phí khi chưa hết tháng. Thay vì ghi chú vào sổ tay các khoản chi, bạn có thể tận dụng các app chi tiêu để tiện theo dõi. Ngoài thấy được ngay số tiền đã chi của mỗi hạng mục theo ngày, bạn còn xem được tổng thể bằng biểu đồ để có thể đào sâu hơn lý do bị đội chi phí, rút kinh nghiệm cho tháng sau.

Nếu không muốn ghi chú hàng ngày, bạn cũng có thể dùng các phương thức như chuyển tiền vào nhiều tài khoản, mỗi tài khoản có một mục đích chi tiêu. Nếu bạn sử dụng tiền mặt nhiều hơn, bạn có thể rút tiền và phân loại từng hạng mục vào các ngăn đựng tiền riêng biệt trong ví. Như vậy bạn sẽ giảm được tình trạng chi tiêu lố sang các hạng mục khác.

3. Tư tưởng "xài lố tháng sau bù lại"

Trường hợp tiếp theo gây ra tình trạng chưa cuối tháng đã rỗng ví chính là suy nghĩ chi tiêu trước, tháng sau bù lại. Nhiều bạn trẻ không ngần ngại sử dụng khoản tiết kiệm để bù vào khoản còn thiếu để chi tiêu trước trong tháng này. Sau đó sẽ tăng khoản tiết kiệm để bù vào khoản thiếu hụt khi kỳ lương tiếp theo tới. Tuy nhiên với suy nghĩ này, bạn cũng rất dễ mất đi tính kỷ luật và trật nhịp khỏi kế hoạch chi tiêu đã thiết lập. Do đó bạn cần kiên định với kế hoạch, không được xài lố vào các hạng mục khác.

Khi cần chi tiêu gấp như thiết bị làm việc bị hư cần thay mới, bạn có thể linh hoạt chọn phương thức trả góp, mua trước trả tiền sau. Thông qua cách này, bạn có thể sở hữu ngay sản phẩm mình cần và không ảnh hưởng đến các hạng mục chi tiêu khác. Đồng thời được cung cấp một kế hoạch trả tiền sau theo kỳ hạn, phù hợp với tình hình tài chính cá nhân. Một số đơn vị cung cấp hình thức mua trước trả tiền sau còn không cần người dùng thanh toán trước bất kỳ chi phí nào, giúp linh hoạt hơn dòng tiền sẵn có. Điển hình như thông qua ứng dụng Kredivo, người dùng có thể thanh toán mọi sản phẩm mình cần mà không cần trả trước, thay vào đó sẽ được trả tiền sau toàn bộ giá trị sản phẩm với kỳ hạn linh hoạt đến 12 tháng.

Ứng dụng mua trước trả tiền sau Kredivo

4. Nhìn đâu cũng thấy sản phẩm cần thiết, phải mua ngay

Khá nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng này mà không hay biết. Các bạn ấy sẽ luôn có lý do để biến sản phẩm không cần thiết trở nên cần thiết để chi tiền mua sắm. Chẳng hạn dù thường xuyên đi làm đến chiều tối nhưng một số bạn vẫn muốn sắm một chiếc tivi để tại căn hộ để có thể mở xem khi cần. Trong khi đó, tần suất mở tivi lên là rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay và các bạn ấy cũng có thể xem bộ phim mình thích bằng laptop hoặc smartphone thay vì tivi với giá gần 20 triệu.

Để khắc phục tình trạng cố gắng thuyết phục bản thân mua các sản phẩm không thật sự cần thiết, bạn có thể phân loại theo mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống. Chẳng hạn với danh sách những sản phẩm bạn thấy cần mua, bạn hãy để lên đầu những món đồ nếu không có chắc chắn bạn sẽ không làm gì được chẳng hạn laptop làm việc đã hư, xe máy đi lâu năm đã sửa chữa nhiều nhưng vẫn hư vặt liên tục,... Tiếp theo trong danh sách là những sản phẩm cần thiết nhưng cũng có thể trang bị sau. Chẳng hạn một chiếc smartphone camera rõ nét hơn để quay chụp sản phẩm bán hàng, tuy nhiên smartphone hiện tại vẫn có thể dùng được. Và cuối cùng là những sản phẩm dù không có cũng không gây ra thiệt hại gì cho bạn chẳng hạn thay mới bộ sofa để hợp concept căn hộ hơn. Hãy thiết lập danh sách này ngay để rõ ràng hơn trong việc mua sắm sản phẩm cần thiết bạn nhé.

Bạn đang mắc bao nhiêu sai lầm trong 4 đầu mục trên? Hãy áp dụng những chia sẻ trong bài viết để cải thiện tình hình chi tiêu ngay bạn nhé. Bạn cũng đừng quên thủ cho mình những phương thức thanh toán linh hoạt như mua trước trả tiền sau để tránh ảnh hưởng kế hoạch chi tiêu đã thiết lập.

Lượt xem: 6
Tin liên quan