Sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống, thúc đẩy thị trường bất động sản

Người dân đang có nhiều kỳ vọng Luật Đất đai sớm được đưa vào thi hành sẽ kịp thời xử lý các tồn đọng về đất, khơi thông nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản, góp phần sử dụng hiệu quả cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; từ đó đem lại lợi ích rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Cú “hích” cho thị trường bất động sản

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi tăng trưởng nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và thị trường bất động sản vẫn còn những áp lực lớn. Tuy nhiên, năm 2024, thị trường bất động sản vẫn được kỳ vọng có chuyển động tích cực với các động lực thúc đẩy từ chính sách.

Trong đó, việc sớm thi hành Luật Đất đai và các luật liên quan sẽ là những tác động cho doanh nghiệp và thị trường tháo gỡ rào cản thủ tục còn nhiều vướng mắc. Đây cũng là các đạo luật tác động rất lớn tới doanh nghiệp và thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống, thúc đẩy thị trường bất động sản

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh

Theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như quy định.

Mục đích nhằm xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để cho phép Luật Đất đai số 31/2024/QH15 sớm đi vào cuộc sống, khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất.

Bên cạnh đó, chính sách sẽ hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, phát huy tiềm năng, sử dụng hiệu quả cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; qua đó tháo gỡ được những khó khăn trong tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, đóng góp lớn cho việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, ổn định về xã hội, lợi ích thiết thực cho Nhân dân…

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại họp báo Chính phủ thường kỳ

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại họp báo Chính phủ thường kỳ

Về triển khai Luật Đất đai năm 2024, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, sau khi Luật được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để khi thi hành luật bảo đảm đồng bộ, sớm đưa Luật vào cuộc sống.

Để sớm phát huy nguồn lực đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đưa các chính sách đất đai sớm đi vào cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7/2024.

Kỳ vọng với những chính sách về đất đai mới, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Luật Đất đai đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng; được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian, giảm bớt chi phí, nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương; từ đó tháo gỡ vướng mắc khó khăn, rút ngắn thời gian, chi phí trong việc giải phóng nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, khi Luật Đất đai có đủ điều kiện để hiệu lực thi hành sớm, hàng trăm dự án đang tồn đọng sẽ được giải phóng khiến nguồn cung cho thị trường bất động sản tăng lên, có tác động làm thị trường khởi sắc.

Những vấn đề này đã được nhận diện và đưa ra giải pháp tháo gỡ tại nhiều bộ luật liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Đất đai năm 2024.

Trong đó, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở đã sửa đổi căn bản chính sách phát triển nhà ở xã hội, từ mở rộng đối tượng, thủ tục trình tự thực hiện đến các quy định về chủ đầu tư phát triển nhà xã hội...

Sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống, thúc đẩy thị trường bất động sản

Cán bộ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về đăng ký đất đai tại Văn phòng Đăng ký đất đai

Còn Luật Đất đai tập trung tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến xác định tiền sử dụng đất, những vấn đề về giao đất, cho thuê đất, quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Các luật này đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, do đó, nếu Luật Đất đai và các luật liên quan đủ điều kiện để có hiệu lực sớm hơn ngay trong năm 2024 đồng nghĩa với việc các dự án đang tồn đọng sẽ được giải phóng sớm hơn mà không phải đợi đến năm 2025.

Người dân hưởng lợi

Người dân, doanh nghiệp cũng như mọi tầng lớp trong xã hội đã chờ đợi việc Quốc hội sửa Luật Đất đai 2013 từ lâu. Bởi lẽ, Luật Đất đai 2013 trên thực tế vận hành có nhiều quy định vướng do sự phát triển của kinh tế - xã hội và sau 10 năm thi hành đã bộc lộ những điểm nghẽn, rào cản đối với sự phát triển.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh họa

Luật Đất đai 2024 khi được thông qua với rất nhiều điểm và quy định mới; trong đó có không ít nội dung tác động trực tiếp đến người dân, đem lại nhiều lợi ích mới. Chính vì vậy, việc sớm triển khai Luật vào thực tế cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng.

Việc kịp thời quán triệt và triển khai nghiêm túc Luật Đất đai 2024 sẽ góp phần để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, đạt hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu…

Đáng chú ý, người dân đang kỳ vọng Luật Đất đai vừa được thông qua góp phần giải quyết nhiều bất cập, vướng mắc hiện nay về quản lý đất đai và kiến tạo cho sự phát triển với tư duy, quan điểm mới và đột phá.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh họa

Luật Đất đai 2024 có nhiều nội dung mới về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; về tài chính đất đai, giá đất… đã góp phần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho các dự án có liên quan đến sử dụng đất đai của doanh nghiệp; hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai đã bổ sung 8 điều để quy định chuyển tiếp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; tài chính đất đai, giá đất; thời hạn sử dụng đất; xử lý quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân và một số trường hợp khác nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc áp dụng pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Link bài gốc Copy link
 
Lượt xem: 5
Tin liên quan