Áp lực từ nhu cầu thấp, giá tiêu tiếp tục lặng sóng

Giá tiêu ngày 24/10 tiếp tục ổn định trong khoảng 67.500 đồng/kg - 71.000 đồng/kg tại thị trường nội địa. Dự báo thị trường hồ tiêu chưa thể khởi sắc vào các tháng cuối năm, tuy nhiên nhu cầu thị trường Ấn Độ vào mùa lễ hội là điểm sáng thúc đẩy xuất khẩu.

-1674-1698106438.jpg

Giá tiêu cao nhất ở mức 71.000 đồng/kg.

Theo đó, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thu mua thấp nhất với 67.500 đồng/kg. Kế đến là ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông có cùng mức giá thu mua tiêu là 69.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt đi ngang tại mức 70.500 đồng/kg và 71.000 đồng/kg.

Tính từ đầu tháng 10/2023, giá hồ tiêu trong nước giảm khoảng 1.000 - 1.500 đồng/kg. Trước đó, trong tháng 9/2023, giá tiêu giảm 500 đồng/kg, tháng 8/2023 tăng 1.000 đồng/kg.

Giá tiêu đang chịu nhiều áp lực do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc đều chậm lại, trong bối cảnh đồng USD và lạm phát cao. Trong khi đó, tháng 10/2023 đã bắt đầu vụ thu hoạch cà phê mới, các thương lái đẩy mạnh bán hàng tiêu để đầu tư cho mặt hàng cà phê.

Ngoài ra, chiến sự tại Trung Đông tiếp tục đẩy giá vàng và dầu thô lên cao, qua đó ảnh hưởng đến các sàn nông sản, trong đó có hồ tiêu.

Dự báo thị trường hạt tiêu chưa thể khởi sắc vào các tháng cuối năm. Cho dù có những thông tin tích cực về vụ thu hoạch tiêu của các nước sản xuất Indonesia và Brazil, nhưng hầu hết các nước đều ghi nhận mức xuất khẩu giảm do nhu cầu thị trường thế giới thấp, các nhà nhập khẩu gần như đã mua đủ lượng hàng tại thời điểm hiện tại.

Trong 2 tháng cuối năm nay, nhiều khả năng nhập khẩu hồ tiêu của các thị trường tiếp tục giảm do nhu cầu thấp, suy thoái kinh tế và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao.

Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện thông tin khá tích cực. Tại Ấn Độ, giá tiêu nội địa của nước này có thể sẽ tăng khi bước vào mùa lễ hội – mùa cao điểm tiêu thụ tiêu.

Nhằm hướng tới xuất khẩu bền vững, các cơ quan quản lý khuyến khích người dân, HTX, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư công nghệ để đẩy mạnh chế biến sâu.

Ngoài ra, để xây dựng được thương hiệu phải bắt buộc nhà xuất khẩu, nhà chế biến gắn trực tiếp với vùng nguyên liệu để làm việc trực tiếp với nông dân, HTX, từ đó mới quản lý được sản xuất và đảm bảo yêu cầu về chất lượng gắn liền với yếu tố bền vững, truy xuất nguồn gốc.

Bước tiếp theo là doanh nghiệp phải mạnh dạn, xem xét đầu tư thương hiệu. Đây là xu hướng tất yếu và bài toán thương hiệu sẽ phải gắn liền với việc chủ động nguồn hàng.

NY

Lượt xem: 1
Tin liên quan