Áp lực bán hàng vụ mới khiến giá cà phê chùng xuống

Giá cà phê hôm nay (21/6) trong khoảng 66.100 - 66.800 đồng/kg, giảm khoảng 300 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Như vậy, mặt hàng cà phê đã không giữ được mức kỷ lục mới là trên 67.000 đồng/kg vào hôm qua.

-3432-1687312108.jpg

Giá cà phê trong nước ngày 21/6 giảm khoảng 300 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), cà phê được thu mua với mức 66.100 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê ở mức 66.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo, Buôn Hồ (Đắk Lắk), cà phê được thu mua cùng mức 66.500 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê được thu mua ở mức 66.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 66.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 66.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và Ia Grai cùng giá 66.200 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 66.300 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, các nhà kinh doanh cà phê Arabica đang chờ giá cà phê giảm thêm với áp lực bán hàng vụ mới đang thu hoạch ở Brazil ngày càng gia tăng. Điều này khiến giá cà phê trong nước bị chùng xuống sau mức tăng kỷ lục vào ngày hôm qua khi vượt ngưỡng 67.000 đồng/kg.

Theo báo cáo từ Bloomberg, các nhà kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới đang tạm dừng việc mua hạt cà phê từ Brazil vì kho dự trữ tích lũy trong đại dịch của họ vẫn còn và một phần là chờ giá cà phê tiếp tục giảm. 

Dự báo nguồn cung trong ngắn hạn vẫn chưa có sự cải thiện nào đáng kể. Ngay cả nguồn cung ở Việt Nam, nhất là đối với mặt hàng cà phê Robusta vốn được đánh giá là dồi dào nhưng hiện cũng giảm do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và người nông dân giảm diện tích, chuyển sang những loại cây có giá trị cao hơn.

Trong khi đó, nhu cầu về Robusta của các nhà chế biến, rang xay trên thế giới vẫn rất lớn vì có giá thành phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong khi nguồn cung từ Indonesia cũng được dự báo là có thể bị ảnh hưởng do mưa quá nhiều.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Bình, nguyên nhân sâu xa của việc cà phê trong nước thời gian qua tăng giá mạnh mẽ là các nước xuất khẩu và nhập khẩu cà phê đang có mức lãi suất cao. Bên cạnh đó, các ngân hàng thắt chặt tín dụng khiến các nhà nhập khẩu gặp khó khăn, thiếu vốn dẫn đến hàng ra thị trường nhỏ giọt, từ đó đẩy giá lên cao.

NY

Lượt xem: 2
Tác giả: NY
Tin liên quan