Trung Quốc mua một loại hải sản thượng hạng từ Việt Nam, gấp 112 lần

Trung Quốc đã soán ngôi vị của Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam, chiếm 20% tỷ trọng, chủ yếu nhờ tăng mạnh NK tôm hùm xanh (gấp 112 lần) và tôm chân trắng (tăng 30%).

Cụ thể, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết 5 tháng đầu năm 2024, XK tôm đạt 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.

-6256-1718077684.jpg

Trung Quốc tăng mua tôm hùm từ Việt Nam. 

Trong đó, tôm chân trắng chiếm 72% với giá trị gần 935 triệu USD, tăng 21%, tôm sú chiếm 12% đạt 155 triệu USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2023. Chiếm tỷ trọng cũng đáng kể là tôm hùm, chiếm hơn 8% đạt trên 106 triệu USD, với mức tăng đột phá gấp gần 70 lần so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, XK tôm sắt, tôm càng, tôm tít, tôm vằn cũng có xu hướng tăng tích cực trong thời gian qua.

5 tháng đầu năm nay, XK các sản phẩm tôm chế biến đều có xu hướng giảm. Trong đó, tôm chân trắng chế biến mã HS 16 giảm 31%, tôm sú chế biến giảm 72%, tôm khô và tôm khác chế biến giảm lần lượt 41% và 99%. Trong khi đó, XK sản phẩm tôm sống/tươi/ướp lạnh/đông lạnh tăng, cụ thể: tôm chân trắng tăng 12%, tôm sú tăng đột phá gấp 158 lần...

Trung Quốc đã soán ngôi vị của Mỹ, trở thành thị trường NK tôm số 1 của Việt Nam, chiếm 20% tỷ trọng, chủ yếu nhờ tăng mạnh NK tôm hùm xanh (gấp 112 lần) và tôm chân trắng (+30%).

XK tôm sang Mỹ chiếm 17,4% tỷ trọng và chỉ tăng nhẹ 4%. Mặc dù NK đang hồi phục dần dần nhưng giá XK sang Mỹ vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm 2023. XK sang Nhật Bản giảm nhẹ 3%, trong khi XK sang EU tăng nhẹ 1%.

XK tôm sang một số thị trường có xu hướng tích cực hơn gồm: Canada (+51%), Anh (+15%), Nga (+332%)...

Theo ông Đỗ Ngọc Tài, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Tài Kim Anh - Chủ tịch Ủy ban Tôm VASEP, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang hơn 100 thị trường, trong đó có 5 thị trường xuất khẩu chủ lực gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Ở thị trường Trung Quốc, ngành tôm Việt Nam có cơ hội gia tăng thị phần khi ngành tôm Ecuador phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm việc hải quan Trung Quốc tăng cường kiểm tra và từ chối dán nhãn sulfite, thuế chống trợ cấp mới ở Mỹ và tiêu dùng tôm toàn cầu sụt giảm.

Hồi tháng 3/2024, Trung Quốc tuyên bố tổng cộng 43 lô hàng tôm Ecuador đã bị từ chối trong 2 tháng đầu năm, chủ yếu do hàm lượng sulfite quá cao. Từ tháng 2, Trung Quốc siết chặt kiểm tra tôm NK từ Ecuador, khiến cho nguồn cung tôm cho thị trường này bị đình trệ.

Thy Lê 

Lượt xem: 4
Tác giả: Thy Lê 
Tin liên quan