Thị trường chứng khoán tăng điểm nhẹ

Thị trường chứng khoán mở phiên giao dịch ngày 16/7 khá tốt mới mức tăng hơn 10 điểm, tuy nhiên lực cầu khá yếu khiến VN-Index không duy trì được đà tăng và đóng cửa gần như mất hết lượng tăng. Kết thúc phiên giao dịch VN-Index tăng nhẹ 1,36 điểm (tăng 0,11%) lên 1281,18 điểm. Thông tin này được cập nhật trong chương trình “Nhịp đập thị trường” phát sóng trên kênh VTC1 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Sau phiên sáng tăng điểm nhẹ và thử thách bất thành mốc 1290 điểm, thị trường bước vào phiên chiều đã dần yếu đi khi có thời điểm đã có nhiều sắc “đỏ” trước khi có nhịp bật hồi nhẹ vào phút cuối. Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng vẫn là điểm tựa chính, MBB tăng 2,22% khớp lệnh 24,7 triệu đơn vị, các mã còn lại trong nhóm hạ nhiệt với VPB, TPP, CTG, BID, HDB có nhích hơn 1% trong khi TCB, VCB, STB, ACB tăng không đáng kể còn SSB, VIB đứng tham chiếu còn SHB giảm nhẹ. Khớp lệnh SHB chỉ đứng sau MBB trên thị trường với hơn 24,4 triệu đơn vị. Kết thúc phiên giao dịch san HOSE có 211 mã tăng và 215 mã giảm, VN-Index tăng 1,36 điểm lên 1281,18 điểm, tổng khối lượng giao dịch đặt hơn 684,2 triệu đơn vị, giá trị 14.619 tỷ đồng tăng 19% về khối lượng và 14% giá trị so với phiên hôm qua. Khối ngoại dù tiếp tục bán ròng song giá trị không đột biến như phiên trước đó, nhóm này xả hơn 1.900 tỷ đồng trong phiên đầu tuần 15/07. Cụ thể, nhóm nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị hơn 235 tỷ đồng trên toàn thị trường phiên ngày 16/7.

Chuyển sang phần tin kinh tế, nhằm đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn về các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, những ngày lễ, Tết Nguyễn Đán 2025 và các dịch bệnh bất thường xảy ra, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 185/KH-UBND về thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2024. Các nhóm hàng hóa trong chương trình bao gồm gạo, thịt lợn, thịt gà, vịt, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, đường, dầu ăn, gia vị, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ trong dịp Tết Nguyên đán như mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát.

Hà Nội dự kiến nhu cầu tiêu dùng gạo khoảng 99.450 tấn/tháng; thịt lợn khoảng 19.890 tấn lợn hơi/tháng và thịt gà, vịt khoảng 6.630 tấn thịt/tháng; thủy, hải sản tươi, đông lạnh khoảng 5.520 tấn/tháng; thực phẩm chế biến khoảng 5.520 tấn/tháng. Để chuẩn bị tốt cho kế hoạch đã đề ra, UBND Thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương Hà Nội chủ trì công tác liên tục cập nhật và nắm rõ thông tin thị trường, tổ chức và điều phối hàng hóa khi có biến động theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND thành phố Hà Nội.

Lượt xem: 8
Tin liên quan