TikTok Tết Hút 2025 – Vui hút hồn, Tết hút hàng
Những insight quý báu và bí quyết xây dựng chiến lược Tết Vui hút hồn – Tết hút hàng đã được chia sẻ tại sự kiện TikTok Tết Hút 2025, diễn ra vào ngày 20/8.
Dung dăng dung dẻ, bốc quẻ Insight
Góc nhìn văn hóa và xu hướng Tết mới - Giữ gìn và tôn vinh truyền thống: Theo nghiên cứu được ủy quyền bởi TikTok do Toluna thực hiện về thái độ và hành vi của người tiêu dùng trong dịp Tết, 76% người dùng cho rằng TikTok giúp tôn vinh sự sáng tạo và văn hóa, cho phép họ kết nối với các giá trị truyền thống trong khi vẫn thể hiện bản thân qua nội dung sáng tạo.
Đổi mới trong cách ăn Tết: Kết quả nghiên cứu của Toluna được TikTok ủy quyền thực hiện về thái độ và hành vi của người tiêu dùng trong dịp Tết, cho thấy, 6 trong 10 người dùng nhận thấy rằng TikTok cung cấp nội dung giải trí và xu hướng mới nhất; 65% người dùng cảm thấy rằng TikTok mang đến nội dung phù hợp với văn hóa, giúp họ tiếp cận và trải nghiệm Tết theo cách hiện đại và sáng tạo hơn.
Đặc biệt, 62% người dùng đã thực hiện mua sắm sau khi khám phá các thương hiệu hoặc sản phẩm liên quan đến Tết trên TikTok, cho thấy sự tác động mạnh mẽ của nền tảng này trong việc thúc đẩy hành vi mua sắm.
Sự gia tăng của Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) trên TikTok đang thay đổi cách người tiêu dùng tiếp cận việc mua sắm trong dịp Tết. Những người dùng TikTok ngày càng trở nên chủ động hơn, không chỉ dừng lại ở việc xem nội dung mà còn thực hiện các giao dịch mua sắm ngay trên nền tảng.
Dữ liệu từ TikTok cho thấy, 2 trong 3 người dùng tại khu vực Đông Nam Á đã từng thực hiện mua hàng trên TikTok Shop. Tại Việt Nam, 1 trong 4 người dùng TikTok đã thực hiện giao dịch mua sắm trên TikTok Shop, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng này trong việc trở thành một kênh mua sắm đáng tin cậy.
76% người mua sắm tại Đông Nam Á cho biết họ có khả năng mua sắm trên TikTok Shop trong năm nay. 1 trong 2 người dùng đồng thời xem nội dung và mua sắm trên nền tảng TikTok, cho thấy sự kết hợp giữa giải trí và thương mại đang trở thành xu hướng phổ biến.
95% người dùng của TikTok cho biết họ sẽ tham gia mùa mua sắm tết năm nay. 89% người dùng hứng thú với nội dung Tết vì được truyền cảm hứng và khám phá sản phẩm mới. 84% tìm hiểu thêm về sản phẩm và 58% bỏ sản phẩm vào giỏ hàng để sẵn sàng 'chốt đơn' ngay sau khi khám phá.
Tâm lý và hành vi người tiêu dùng trong dịp Tết
Theo nghiên cứu được ủy quyền bởi TikTok do Toluna thực hiện về thái độ và hành vi của người tiêu dùng trong dịp Tết, ngân sách tiêu dùng: 52% người dùng có kế hoạch quản lý chi tiêu cẩn thận hơn trong dịp Tết, đặt ra cơ hội cho các thương hiệu cung cấp các sản phẩm giá trị cao.
Sự phấn khích và kỳ vọng: Tâm lý “Excited” (hào hứng) là từ khóa chính, cho thấy sự hứng thú cao trong việc chuẩn bị và ăn mừng Tết.
4 nhu cầu phổ biến: Sum họp gia đình: Tết là thời gian để các gia đình đoàn tụ, với hàngtriệu người trở về quê hương. Dự kiến, năm 2025 sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể về lượng du lịch nội địa so với năm 2024.
Trao quà: Việc trao quà là một phần quan trọng trong lễ Tết, biểu trưng cho những lời chúc tốt lành và thịnh vượng cho năm mới. Truyền thống này thúc đẩy hành vi tiêu dùng đáng kể và tạo ra cơ hội lớn cho các thương hiệu.
Giữ gìn truyền thống: Các hoạt động truyền thống như dọn dẹp nhà cửa, trang trí và chuẩn bị các món ăn đặc biệt vẫn giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc chia sẻ những hoạt động này trên mạng xã hội dự kiến sẽ tăng cao.
Du lịch và giải trí: Với những kỳ nghỉ kéo dài, người Việt Nam cũng coi Tết là cơ hội để du lịch và khám phá, mở ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch và dịch vụ lưu trú.
Social-commerce tạo ra sự thay đổi trong thói quen mua sắm tại Việt Nam. Trong đó, TikTok Shop góp phần mang đến xu hướng trải nghiệm “Shoppertainment” mới, kết hợp giữa tính giải trí và thương mại.
1 trong 3 người dùng mạng xã hội được khảo sát sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm sản phẩm cần mua.
2 trong 5 người mua sắm tại Việt Nam lần đầu tiên phát hiện sản phẩm mới thông qua TikTok, theo nghiên cứu được TikTok ủy quyền thực hiện bởi Kantar Profile về hành vi mua trong mùa mua sắm.
Thư quán bốn chấm gieo mầm sáng tạo
Cơ hội của thương hiệu: TikTok đang khẳng định vị thế của mình như điểm đến hàng đầu cho nguồn cảm hứng mua sắm Tết. Điển hình là hashtag #TikTokMadeMeBuyIt đã đạt tới 93 tỷ lượt xem trên toàn cầu, hay #MuaTaiTikTokShop với 14 tỷ lượt xem ở Việt Nam, đã giúp các thương hiệu dễ dàng hoà mình vào cộng đồng và tạo dựng sự cộng hưởng văn hoá.
Việc tham gia sớm trên TikTok không chỉ giúp thương hiệu được cân nhắc trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng mà còn thúc đẩy hành động mua sắm trên nhiều danh mục sản phẩm. Dựa trên số liệu từ nghiên cứu được TikTok ủy quyền thực hiện bởi Kantar Profile về hành vi mua trong mùa mua sắm: 83% người dùng dự định trang trí cho Tết với cách hoạt động như trồng hoa, cây cảnh, làm đồ thủ công Tết, dọn dẹp và trang trí nhà cửa; 95% người dùng dự định mua sắm cho Tết, bao gồm thực phẩm (CPG Food & Beverage), đồ điện tử và công nghệ, sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân, cũng như quần áo và phụ kiện; 81% người dùng dự định mua quà Tết với sản phẩm như thực phẩm và đồ uống, bao gồm bia, nước ngọt, bánh kẹo, và các loại rượu.
Ý tưởng sáng tạo: Bạn hãy tận dụng các xu hướng đang thịnh hành để tạo ra những chiến dịch Tết độc đáo, kết nối sâu hơn với cộng đồng của thương hiệu trên TikTok. Nghiên cứu được ủy quyền bởi TikTok do Toluna thực hiện về thái độ và hành vi của người tiêu dùng trong dịp Tết chỉ ra các xu hướng đáng chú ý bao gồm: Tự thưởng cho bản thân, 80% người dùng TikTok thực hiện các thói quen chăm sóc bản thân hoặc đi làm đẹp để tự thưởng trong dịp Tết, cao hơn 1,3 lần so với những người không dùng TikTok. ⇒ Làm đẹp lấy cảm hứng từ hình tượng rắn cho năm Quý Tỵ.
Ăn mừng tiết kiệm: 52% người dùng TikTok có kế hoạch quản lý chi tiêu cẩn thận hơn cho các khoản liên quan đến Tết. Người dùng TikTok tham gia vào các hoạt động DIY (tự làm) cao hơn 1,2 lần so với những người không dùng TikTok. ⇒ Trang trí Tết DIY.
Truyền thống kết hợp với sự đổi mới: 66% người dùng TikTok mong chờ các nghi lễ và phong tục truyền thống ⇒ Tập trung vào việc tôn vinh các phong tục truyền thống.
Háo hức hội làng rộn ràng giải pháp
Kết hợp chiến lược toàn phễu của TikTok với các công cụ truyền thông khác để đón Tết Ất Tỵ bùng nổ doanh số.
Giai đoạn nhận diện (Recognition): Khi kết hợp TikTok với các nền tảng trực tuyến khác, sự chú ý đến thương hiệu tăng lên 1,3 lần so với khi chỉ sử dụng nền tảng trực tuyến đơn thuần.
Giai đoạn cân chắc (Consideration): 87% người tiêu dùng khi tiếp cận thông qua cả TikTok và các nền tảng trực tuyến sẽ tích cực tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi mua sắm, so với 82% khi chỉ sử dụng các nền tảng trực tuyến
Giai đoạn hành động (Action): Việc kết hợp TikTok với TV có thể gia tăng tác động lên ý định mua sắm đến 6 lần. Đồng thời, khi kết hợp TikTok với Pangle, số lượng chuyển đổi tăng lên 2,9 lần.
“May đo” nội dung sáng tạo phù hợp với tính chất ngành hàng và kênh: Trong 9 tháng qua, các nhà quảng cáo tại khu vực Đông Nam Á đã đầu tư vào Content Sponsorship Packages, nhờ đó ghi nhận mức tăng GMV trung bình hàng ngày lên đến 3 lần so với 7 ngày trước và trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch.
Ứng dụng Media Framwork để thúc đẩy luồng mua sắm trên TikTok Shop
Duy trì hoạt động bán hàng hằng ngày trên gian hàng TTS với nhóm Shop Ads, Live Shopping Ads, Video Shopping Ads, Product Shopping Ads; xây dựng cộng đồng người hâm mộ với quảng cáo Tương tác cộng đồng – Community Interaction; 6 tuần trước Tết, đảm bảo người mua mục tiêu biết đến chương trình khuyến mãi Tết với quảng cáo TopView, PVTS và TopFeed; 5 tuần trước Tết, liên tục nhắc nhờ người mua về CTKM với các phiên live lớn hết hợp với QC mua sắm qua live LSA.
Case-study: Aybelline đã triển khai chiến dịch Tết bằng cách tập trung tạo ra buzz và xây dựng độ nhận diện thương hiệu thông qua các branded assets. Chiến dịch này được triển khai theo các bước chính: - Teasing: Bắt đầu bằng việc nhấn mạnh thông điệp "tất cả các dịp Tết đều cần sắc," sau đó giới thiệu “biệt đội giải ngố” với các layout makeup phù hợp cho từng hoạt động phổ biến của giới trẻ trong dịp Tết như: đi chùa cầu duyên, xin lì xì, đi ăn, sống ảo, và đánh bài cùng bạn bè. Tung nội dung tập trung vào sản phẩm: Sau khi tạo sự chú ý ban đầu, Maybelline tập trung vào việc highlight các dòng sản phẩm thông qua các giải pháp quảng cáo trên TikTok như TopView, R&F, và Video View. Khuếch đại và duy trì chiến dịch: Để chiến dịch lan tỏa mạnh mẽ và duy trì sức nóng, Maybelline đã hợp tác với hàng trăm creators lớn nhỏ trên TikTok, đạt được hàng trăm triệu lượt xem và tương tác từ người dùng. Họ sử dụng các gói TikTok Tết, R&F, Traffic & Video View để tối ưu hóa kết quả chiến dịch. Nhờ đó, thu được kết quả: View 6s tăng gấp 5 lần so với bình quân thị trường; tỉ lệ tương tác tăng trưởng 28% so với các chiến dịch trước đây; chỉ số ad recall, association và intent tăng lần lượt 8%, 2.7% & 2.2% (gấp nhiều lần so với bình quân thị trường |