Thị trường giao nhận thêm những thành viên mới

Có thể nói, giao hàng từ bên thứ ba phục vụ đặc biệt cho thương mại điện tử không chỉ bao gồm các công ty bưu chính truyền thống mà có cả các công ty khởi nghiệp và các công ty hậu cần đa quốc gia cũng đã tham gia rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Theo Cục thương mại Điện tử và Kinh tế số Việt Nam, vận chuyển và giao hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi mua sắm trực tuyến. Do đó, các nhà bán lẻ thương mại điện tử nhận thấy việc phát triển hệ thống logistics là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao tốc độ giao nhận hàng hóa cho khách hàng. Điều này đã thúc đẩy các nhà bán lẻ thương mại điện tử phát triển bộ phận logistics của riêng mình để hoàn thiện các đơn đặt hàng, thay vì dựa vào các đối tác là dịch vụ giao hàng bên thứ ba.

Ví dụ, Lazada và Tiki hai trang thương mại điện tử lớn trên thị trường hiện đã có thể tự hoàn thiện đơn hàng của mình thông qua Lazada E-Logistics Express và Tiki Now, bao gồm nhập kho, đóng gói và vận chuyển. Lazada đã đầu tư vốn rất lớn để phát triển dịch vụ logistics nội bộ nhằm tăng công suất, mở rộng cơ sở vật chất. Gần đây, Lazada E-Logistics Express đã hoàn thành trung tâm phân loại thứ hai tại Hà Nội, sau trung tâm đầu tiên tại TP.HCM.

Bên cạnh đó, một số trang thương mại điện tử người dùng cá nhân lớn như Thegioididong, Dienmayxanh, FPT shop và Nguyễn Kim cũng đã tự thực hiện việc giao hàng nhờ vào độ bao phủ lớn từ mạng lưới các cửa hàng của họ.

Trong khi đó, các trang web thương mại điện tử giữa các người dùng với nhau như Shopee, Sendo lại cung cấp dịch vụ giao hàng chủ yếu thông qua các đối tác vận chuyển của bên thứ ba, chẳng hạn như giaohangtietkiem và DHL eC Commerce.

Có thể nói, giao hàng từ bên thứ ba phục vụ đặc biệt cho thương mại điện tử không chỉ bao gồm các công ty bưu chính truyền thống mà có cả các công ty khởi nghiệp và các công ty hậu cần đa quốc gia cũng đã tham gia rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính truyền thống cũng đã cung cấp các dịch vụ logistics tập trung thị trường thương mại điện tử để trở nên phù hợp hơn. Với phạm vi hoạt động lớn của mạng lưới bưu cục hiện hữu trên toàn quốc và năng lực hoạt động cao từ cơ sở hạ tầng và nhân lực.

Hệ thống bưu chính thường thực hiện các đơn đặt hàng quy mô rộng trên toàn quốc và đưa ra mức giá cạnh tranh nhất. Họ lại có lợi thế dịch vụ giao hàng chặng cuối, trong các đơn hàng khu vực nông thôn nhờ vào độ bao phủ rộng lớn. Tuy nhiên, nhược điểm khách hàng còn than  phiền về tốc độ giao hàng trong các thành phố đô thị còn chậm hơn so với các công ty start-up được hỗ trợ mạnh mẽ bởi công nghệ.

Hiện tại, phần lớn nguồn lực của các công ty bưu chính chủ yếu vẫn phục vụ dịch vụ chuyển phát nhanh thông thường trong khi đóng góp từ phục vụ các sàn họ có thế mạnh chưa thực sự đáng kể. Trong khi dư địa cho các công ty này phát triển là rất lớn. Giới chuyên môn cho rằng điểm mấu chốt để có thể tận dụng được đà tăng trưởng là họ phải đầu tư và nhanh chóng áp dụng công nghệ vào hệ thống khổng lồ của họ để tối ưu hóa hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ và duy trì tính cạnh tranh trong thị trường này.

Trong khi đó nhiều start-up giao nhận có định hướng phục vụ thương mại điện tử đã tham gia vào thị trường. Cùng với đó là nỗ lực phát triển hệ thống kho, đội chuyển phát xe máy, xe tải và đặc biệt là áp dụng mô hình điểm lấy hàng. Mô hình này được thiết kế để khách hàng nhận/gửi đơn đặt hàng từ một địa điểm được chỉ định bất cứ lúc nào, mà không phải chờ để nhận/gửi hàng. Mô hình này được GHN - một trong những start-up đi đầu, thông qua việc xây dựng mạng lưới các điểm lấy hàng trong các cửa hàng tiện lợi như Shop & go, Circle K, Vinmart +. Với cách làm này, công ty khởi nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của mình thông qua mạng lưới của các nhà bán lẻ mà không tốn quá nhiều tiền để xây dựng mạng  lưới.

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt công nghệ, các công ty này dường như vượt trội hơn các công ty bưu chính truyền thống tại các đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội trong thời gian giao hàng qua các dịch vụ được tối ưu hóa, như: đảm bảo thời gian giao hàng, giao hàng trong ngày. Nhưng cũng có những khó khăn nhất định về thiếu mạng lưới toàn quốc, vấn đề đối với những công ty này là duy trì hiệu quả chi phí trong khi vẫn phải đảm bảo giá cả cạnh tranh khi nhân rộng hoạt động để tiếp cận khách hàng ở nông thôn. Hiện tại, các start-up vẫn phải hợp tác với các công ty bưu chính truyền thống để thực hiện các đơn đặt hàng của các tuyến liên thành phố hoặc các khu vực nông thôn. Điều này phản ánh vào mức giá cao hơn của các đơn đặt hàng này…

Tags: Startup , Logistics
Lượt xem: 1.065
Tác giả: Đỗ Tùng
Nguồn:thoibaonganhang.vn Sao chép liên kết
Tin liên quan